Tìm hiểu về du học nghề Đức
Du học nghề Đức là việc học và lấy chứng chỉ nghề để đủ điều kiện làm việc trong một số lĩnh vực tại quốc gia này. Đào tạo nghề tại Đức mở ra nhiều cánh cửa và là cơ hội tốt để bạn chuẩn bị cho thế giới việc làm tại Đức. Bạn có thể hoàn thành khóa đào tạo nghề tại trường hoặc kết hợp học lý thuyết ở trường và thực hành tại công ty. Du học nghề Đức có một số lộ trình như sau:- Hệ thống đào tạo nghề kép
- Đào tạo nghề tại trường
- Bằng cấp nghề kép
Ưu điểm của du học nghề Đức
Mô hình đào tạo nghề của Đức đã rất thành công trong việc chuẩn bị nghề nghiệp cho thanh niên và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế phát triển của Đức. Tuy nhiên trong vài thập kỷ qua, thị trường lao động của Đức phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn về nhân sự có trình độ trong nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân là vì tình trạng già hóa dân số và hệ thống giáo dục không thể cung cấp đủ lao động có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do vậy, hệ thống đào tạo nghề của Đức tích cực chào đón học viên quốc tế, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và làm việc tại đất nước này. Du học nghề Đức có các yêu cầu đơn giản hơn so với du học các chương trình cử nhân, thạc sĩ. Học viên có thể không cần chứng minh tài chính trong suốt thời gian học nghề do được trả lương theo tính chất của chương trình đào tạo (vừa học vừa làm). Những người tốt nghiệp trường dạy nghề có lợi thế rõ rệt so với những người không được đào tạo chính quy. Ngoài ra, các trường dạy nghề được công nhận bởi các tổ chức độc lập và công nghiệp, cấp chứng chỉ nghề được người sử dụng lao động ở Đức chấp nhận. Du học nghề Đức gắn với nhu cầu nhân lực thực tế tại quốc gia này. Do đó, hầu hết học viên hoàn thành chương trình và có chứng chỉ nghề được đảm bảo việc làm với thu nhập ổn định. Với giấy phép cư trú trong thời gian đào tạo nghề, bạn có thể đảm nhận một công việc thứ hai (làm thêm) tối đa 20 giờ mỗi tuần. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề, bạn có thể xin giấy phép để ở lại Đức tối đa 18 tháng để tìm việc làm. Nếu bạn đã hoàn thành khóa đào tạo nghề tại Đức và có việc làm đủ điều kiện tại nước này trong 2 năm, bạn có thể xin giấy phép định cư khi đáp ứng các yêu cầu bổ sung (như trình độ ngôn ngữ và khả năng tự chủ về kinh tế). Trong trường hợp bạn có giấy phép cư trú cho mục đích tìm kiếm nơi đào tạo nghề, bạn có thể lưu trú tại Đức tối đa 9 tháng để nộp đơn học nghề. Trong thời gian này, bạn được phép làm việc tối đa 20 giờ một tuần. Bạn cũng có cơ hội hoàn thành tối đa hai tuần làm việc thử việc. Từ tháng 3 năm nay, chính phủ Đức đã nới lỏng một số quy định với sinh viên quốc tế nói chung. Đối với du học nghề Đức, độ tuổi nộp đơn hiện là 35, tăng nhiều so với quy định 25 tuổi trước đây. Mức lương cho người mới tốt nghiệp ở nhiều ngành nghề vào khoảng 2.500 – 3.800 EUR một tháng, tương đương với mức lương trung bình ở Đức.Các nhóm ngành phổ biến khi du học nghề Đức
Nhiều lĩnh vực việc làm tại Đức cần người lao động có tay nghề. Các nhóm ngành sau có cơ hội việc làm rộng mở và mức lương tốt:- Chăm sóc sức khỏe
- Quản lý nhà hàng – khách sạn
- CNTT & Khoa học máy tính
- Kinh doanh và Quản trị
- Kỹ thuật – Công nghệ
Điều kiện để du học nghề Đức
Tìm hiểu các yêu cầu để có thể tham gia đào tạo nghề tại Đức nhé.- Ngôn ngữ
- Trình độ học vấn
- Visa (thị thực) du học nghề Đức
-
- Độ tuổi của bạn không quá 35.
- Có bằng/giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Bạn đã tìm được nơi đào tạo nghề tại một công ty ở Đức.
Thể hiện qua hợp đồng đào tạo nghề của bạn với công ty. Nếu đó là đào tạo nghề kép hoặc tại công ty, Cơ quan Việc làm Liên bang (BA) phải chấp thuận nơi đào tạo nghề của bạn. Bởi vì điều kiện làm việc của bạn tại công ty không khác với điều kiện của người học việc Đức. Điều này thường sẽ được xác minh trong quá trình cấp thị thực.
-
- Bạn phải có khả năng trang trải chi phí sinh hoạt trong toàn bộ thời gian lưu trú.
Nghĩa là bạn phải chứng minh tài chính có ít nhất 1.027 EUR mỗi tháng (cập nhật năm 2024) để chi tiêu. Nếu bạn tham gia chương trình đào tạo nghề tại trường, khả năng trang trải chi phí sinh hoạt có thể được chứng minh bằng cách mở một tài khoản ngân hàng bị phong tỏa (blocked-account). Nếu bạn tham gia chương trình đào tạo nghề tại công ty, bạn có thể dùng mức lương thực tập sinh để chứng minh tài chính. Nếu mức lương đào tạo của bạn không đủ, bạn được phép bù đắp khoản chênh lệch bằng cách chứng minh rằng bạn đang sở hữu một tài khoản ngân hàng bị phong tỏa với số dư tương ứng.
-
- Có chứng chỉ B1 tiếng Đức theo Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR).
- Có bảo hiểm y tế.
Chi phí du học nghề Đức
Để chuẩn bị du học nghề Đức, bạn cần học và thi đạt chứng chỉ tiếng Đức. Chi phí học tiếng Đức tùy thuộc vào năng lực học tập của bạn, thời gian học và trung tâm đào tạo. Việc học tiếng Đức để đạt trình độ theo yêu cầu có thể mất từ 6 – 12 tháng. Mặc dù hình thức đào tạo nghề kép thường miễn phí, học viên vẫn nên lập ngân sách cho chi phí sinh hoạt, gồm nhà ở, ăn uống, đi lại và các nhu cầu cá nhân khác. Chi phí sinh hoạt thay đổi tùy vào địa điểm, thường dao động từ 700 – 1.200 EUR mỗi tháng. Mức lương hàng tháng trong thời gian học nghề có thể giúp trang trải chi phí này. Lệ phí visa du học nghề Đức là 75 EUR. Có thể mất từ 8 – 12 tuần để hoàn tất thủ tục xin thị thực. Nhìn chung, tổng chi phí du học nghề Đức thường dao động từ 150 – 250 triệu đồng. Chi phí ở mỗi cá nhân có thể khác nhau tùy vào năng lực học tập, chương trình đào tạo nghề, nhu cầu chi tiêu và quá trình làm hồ sơ du học nghề Đức.Lộ trình du học nghề Đức
- Tìm hiểu, chọn ngành nghề phù hợp.
- Học và thi chứng chỉ tiếng Đức.
- Tìm kiếm, chọn trường/đơn vị đào tạo nghề phù hợp.
- Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển (gồm: CV, motivation letter, bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Đức, hợp đồng đào tạo tại Đức).
- Xin visa du học nghề Đức. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp thị thực theo mẫu;
- Ảnh hộ chiếu;
- Lý lịch, motivation letter;
- Bằng tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ học nghề hoặc học đại học (nếu có);
- Hợp đồng đào tạo nghề với doanh nghiệp tại Đức có chữ ký và con dấu;
- Xác nhận đăng ký học hoặc hợp đồng đào tạo lý thuyết tại trường dạy nghề;
- Bản Tuyên bố về quan hệ lao động theo mẫu, được doanh nghiệp tại Đức điền đầy đủ;
- Chứng minh tài chính;
- Chứng chỉ tiếng Đức của Viện Goethe / telc GmbH / TestDaF / Trung tâm khảo thí ECL với trình độ tối thiểu tương đương B1;
- Bảo hiểm y tế cho tối thiểu 3 tháng kể từ ngày dự kiến nhập cảnh Đức.
- Lên đường đến Đức.
- Tham gia đào tạo nghề.
- Tốt nghiệp, nhận chứng chỉ nghề và tìm kiếm việc làm.